Cách xử lý nước nhiễm phèn hiệu quả

Thứ năm - 27/10/2016 09:36
Nước nhiễm phèn là hiện tượng khá phổ biến, trở thành mối lo ngại của đa số người sử dụng nước giếng sinh hoạt. Tuy vậy chúng tôi sẽ cung cấp cho Quý vị về cách xử lý nước nhiễm phèn đơn giản mà chi phí thấp.

Xử lý nước nhiễm phèn thực sự là giải pháp cứu cánh cho người dân khi nguồn nước họ sử dụng hàng ngày luôn là mối đe dọa đến sức khỏe. Không chỉ có thế, nước nhiễm phèn làm cho các vật dụng tiếp xúc mau rỉ sét, hư hỏng và ố vàng, ngả màu trên quần, áo...

Tuy nhiên, nước nhiễm phèn có thể xử lý bằng các phương pháp khá đơn giản để giảm thiểu mức độ nhiễm phèn của nước khi dùng trong sinh hoạt mà nhiều người còn chưa biết. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con xử lý nước nhiễm phèn ngay tại nhà khi không có điều kiện đầu tư thiết bị, máy móc xử lý đắt tiền.
 

nuoc phen

Nước giếng khoan nhiễm phèn
 

Nước nhiễm phèn là gì ?

Nước nhiễm phèn hay còn gọi là nước phèn, hoặc nước chua phèn. Nước nhiễm phèn được tạo ra do quá trình rửa trôi đất phèn khi nước chảy qua và tiếp xúc với đất phèn. Đất phèn được hình thành từ quá trình kiến tạo địa chất. Những vùng đất phèn trước đây là những vùng trũng ngập nước, có hệ động thực vật tầng đáy phát triển và sau khi bị vùi lấp, phân hủy kỵ khí tạo nên các axít mùn hữu cơ và chứa nhiều kim loại nhôm, sắt, lưu huỳnh ở dạng sunfua hay ion sunfat.

Nước nhiễm phèn thường xuất hiện ở những vùng ven biển, các vùng ngập nước được bồi lấp như đồng bằng Sông hồng, sông Cửu Long, các khu vùng trũng trên khắp giải đất vùng chữ S.

Nước nhiễm phèn có đặc tính gì ?

Nước nhiễm phèn thường có vị chua do các axit mùn hữu cơ hòa tan, độ pH thấp. Nước nhiễm phèn chứ nhiều ion H+ và các muối thủy phân có tính axít như AlCl3, Al2(SO4)3, FeCl3, Fe2(SO4)3, FeSO4.
 

Xử lý nước nhiễm phèn


Màu sắc có thể là màu nâu đỏ và hay đóng váng khi tiếp xúc không khí (nhiễm sắt: Fe2+, Fe3+… và mangan: Mn2+), màu vàng (nhiễm axit mùn hữu cơ), hoặc màu trong xanh ( nhiễm nhôm: Al3+).

Mùi vị của nước nhiễm phèn thường là mùi tanh, vị chua khó chịu.

Cơ chế xử lý nước nhiễm phèn 

Cơ chế chung để xử lý nước nhiễm phèn là loại bỏ các thành phần tạp nhiễm có trong nước, đảm bảo hàm lượng các chất tồn tại trong nước ở mức tiêu chuẩn cho phép, không gây hại cho sức khỏe và hư hỏng, hao mòn vật dụng khi sử dụng. Cụ thể:

  • Kiềm hóa, nâng pH
  • Khử sắt
  • Khử nhôm
  • Khử mangan
  • Khử sunfat

Để xử lý hoàn toàn nước nhiễm phèn, trước hết cần phải xác định cụ thể thành phần các chất có mặt trong nước. Tuy nhiên việc này cần thực hiện lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước, sau đó đề xuất các công nghệ hợp lý.

Vấn đề khó khăn là việc đầu tư phương pháp triệt để xử lý nước nhiễm phèn là không khả thi vì điều kiện kinh tế và lượng nước sinh hoạt mỗi hộ gia đình là rất nhỏ.

Do đó, chúng tôi đề xuất các phương pháp đơn giản sau đây để bà con có thể thử nghiệm và áp dụng xử lý ngay tại nhà, giảm thiểu mức độ phèn và ô nhiễm trong nước sinh hoạt trong điều kiện khó khăn:

Các phương pháp đơn giản xử lý nước nhiễm phèn tại nhà

Sử dụng vôi sống : Cứ 140 – 150 lít nước nhiễm phèn ta cho vào khoảng 10g vôi sống, khuấy đều cho hòa tan khoảng 3 phút, sau đó để lắng trong hoàn toàn và gạn lấy phần nước trong để sử dụng.
 

voi song xu nuoc phen

Sử dụng phèn chua : Cứ 50 – 60 lít nước nhiễm phèn ta cho vào khoảng 10g (1 thìa) phèn chua giã nhuyễn, khuấy cho tan đều khoảng 3 phút, sau đó để lắng trong hoàn toàn và gạn lấy phần nước trong để sử dụng.
 
phen chua xu ly nuoc


Làm bồn lọc và giàn phun : Phương pháp này phù hợp với những khu vực phải sử dụng nước nhiễm phèn thường xuyên. Ngoài khử sắt và một số kim loại trong nước, phương pháp này còn xử lý được mùi và H2S, Asen, amoniac.
 
he thong xu ly nuoc nhiem phen
 

Bồn lọc và giàn phun cấu tạo như hình trên, khoảng cách phun từ vòi sen xuống bề mặt vật liệu lọc càng xa thì độ thoáng khí càng cao (khả năng làm thoáng) giúp cho hiệu quả oxi hóa sắt trong nước càng cao.

Lớp than hoạt tính có vai trò quan trọng, là thành phần chính xử lý và khử độc nước, hấp phụ kim loại nặng, xử lý mùi của nước. Lớp than hoạt tính dày thì khả năng xử lý cao hơn.

Vật liệu lọc phải thường xuyên được vệ sinh và thay mới sau 3 – 6 tháng (tùy theo khối lượng vật liệu, lượng nước lọc hàng ngày và độ phèn của nước). Nếu chất lượng nước sau lọc không còn tốt như lúc đầu thì đó là dấu hiệu cần phải thay vật liệu lọc.

Để tư vấn cho nguồn nước của mình dùng công nghệ gì cho hiệu quả nhất, Quý khách vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi để được tư vấn.

Lọc nước và xử lý môi trường Tân Việt Mỹ
Tel: 08 88 39 28 29 - 0500 3513 888
Hotline: 0943 000 538 - 0934 713 717
Chúng tôi thi công các công trình trên toàn Quốc.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây